MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Hotline: 0978.17.17.61
MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ngày đăng: 14/03/2023 01:59 PM

    1. Tài nguyên nước là gì?

    Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định:

    Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

    Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.

    Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.

    2. Trường hợp đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước

    Điều 44 Luật tài nguyên nước năm 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp không phải đăng ký và trường hợp phải đăng ký khi khai thác tài nguyên nước như sau:

    Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

    a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

    b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

    Nội dung này được hướng dẫn tại khoán 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Theo đó các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

    - Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

    - Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

    - Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

    - Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

    - Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

    c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

    d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

    đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

    Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d mà ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

    3. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

    Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định về khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Cụ thể, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:

    a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;

    b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;

    c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;

    d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;

    đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

    Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.

    Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

    4. Khoanh định, công bố khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

    Khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện như sau:

    a) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.

    b) Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng khu vực;

    - Những số liệu, căn cứ chính để khoanh định từng khu vực.

    Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.

    Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

    Định kỳ năm (05) năm một lần hoặc khi cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

    5. Trình tự đăng ký khai thác nước dưới đất

    Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT, trình tự đăng ký khai thác nước dưới đất tiến hành như sau;

    Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    Trình tự, thủ tục đăng ký:

    a) Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát hai (02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 của Phụ lục kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân để kê khai.

    Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành khoan giếng.

    b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.

    Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

    6. Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    -------------------

    TỜ KHAI

    ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

    A - PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

    1. Thông tin về tổ chức/cá nhân đăng ký:

    1.1. Tên tổ chức/cá nhân: .................................................................................................. (Đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh/đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân).

    1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân): ……………………………………………………………………………..

    1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú: ............................................................................................................

    1.4. Số điện thoại liên hệ (nếu có): ………………….......................................................

    2. Thông tin về công trình khai thác:

    2.1. Vị trí công trình: ........................................................................................................ (Ghi rõ thôn/ấp; xã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố nơi đặt công trình khai thác nước dưới đất)

    2.2. Mục đích khai thác, sử dụng nước: ........................................................................

    2.3. Tầng chứa nước khai thác: .....................................................................................

    2.4. Số giếng khai thác (hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động): .................................

    2.5. Tổng lượng nước khai thác: ...............................................................(m3/ngày đêm)

    2.6. Thời gian đề nghị cấp phép: (tối đa là 10 năm): …………………………………   

       Số hiệu, vị trí và thông số của công trình khai thác cụ thể như sau:

    Số hiệu

     

    Tọa độ (VN2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu...)

    Chiều sâu đoạn thu nước (m)

    Lưu lượng (m3/ngày đêm)

    Chế độ khai thác (giờ/ngày đêm)

    Chiều sâu mực nước tĩnh (m)

    Chiều sâu mực nước động lớn nhất (m)

    Tầng chứa nước khai thác

    X

    Y

    Từ

    Đến

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:

    - Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.

    - Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất).

    - Báo cáo hiện trạng khai thác (đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động).

    - Phiếu kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    - Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình lấy ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).

    - Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

    4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép

    - (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    - (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.

    - (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...........................................................

    Đề nghị (cơ quan cấp phép) xem xét, cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho (tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.

    .........., ngày..... tháng........ năm..............

    TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

    (ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0978 17 17 61 / 0979 389 200 để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    CÔNG TY TNHH EUC PACK

    Địa chỉ: 85/26 Đường Phú Lợi, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Văn Phòng: Số B8-28, Khu đô thị Ecohome 2, EcoLakes Mỹ Phước, TX. Bến Cát, T. Bình Dương

    ĐT: (0274) 3 801 404

    Hotline: 0978 17 17 61 / 0979 389 200

    E-mail: eucpack@gmail.com

    Website: www.congtymoitruong.com.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline

    0978.17.17.610979.389.200