BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Hotline: 0978.17.17.61
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Ngày đăng: 04/03/2023 04:47 PM

    I. Biến đổi khí hậu là gì?

    II. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

    Do sự tác động từ hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính. Việt Nam là đất nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 10%-14,5% GDP mỗi năm và năm 2050

    Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp hơn, cụ thể:

    - Số ngày lạnh bị rút ngắn do nền nhiệt tăng cao, nắng nóng kéo dài, Đông – Hạ không phân biệt rõ rệt như trước.

    - Thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ.

    - Xuất hiện nhiều hiện tượng cực đoan: mưa đá, lốc xoáy, ... nhất là ở khu vực Tây Nguyên.

    - Nước, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, xâm lấn, hạn hán kéo dài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

    Nhiệt độ

    Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên, nhưng giảm ở một số trạm thuộc khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm, mức tăng nhiệt độ cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 - 1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước.

    Lượng mưa

    BĐKH đang khiến vòng tuần hoàn nước xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng làm tăng độ bay hơi, bốc hơi nhiều sẽ gây ra mưa nhiều hơn, tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều. Một số khu vực có thể hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trong khi đó, các khu vực khác có thể phải trải qua hạn hán.

    Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ nay đến tháng 4/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông sẽ còn khoảng từ 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 2 hoặc 3 cơn tập trung chính ở các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ. Riêng trong tháng 11/2022, tổng lượng mưa ở nhiều khu vực tiếp tục có sự thay đổi, cao hơn so với trung bình nhiều năm, có nơi lên đến trên 70%.

    Biến đổi của mực nước biển

    Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, nước biển dâng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với Việt Nam. Số liệu quan trắc trong vòng hơn 40 năm qua tại các trạm hải văn (từ năm 1961 - 2014) cho thấy, tại hầu hết các trạm, mực nước biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất vào khoảng 5,58 mm/năm tại trạm Phú Quý và 5,28 mm tại trạm Thổ Chu. Tuy nhiên, mực nước tại trạm Cô Tô và trạm Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ tương ứng là 5,77 và 1,45 mm/năm. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45 mm/năm. Nếu tính trong thời kỳ 1993 - 2014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34 mm/năm. Từ năm 2015 đến 2020, mực nước biển trung bình tại các trạm cũng đều có xu thế tăng.

    Thiên tai

    Với sự hiện diện của 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm bão, lũ, lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông, miền Trung là nơi nhạy cảm và thể hiện rõ ràng nhất về vấn đề biến đổi khí hậu.

    - Xâm nhập mặn vào các tỉnh miền Tây đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn

    - Nhiều năm qua, các hình thế thời tiết cực đoan, như bão và áp thấp nhiệt đới, gây hệ quả về sạt lở đất, xói mòn, trượt lở đất gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của cho người dân địa phương. Đáng ngại hơn, hiện tượng hạn hán cũng xuất hiện tại miền Trung dù đây là nơi có mưa nhiều. Hạn hán kết hợp với nước biển dâng cao đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và khan hiếm nguồn nước cho các hoạt động.

     

    2. Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam

    Ngoài các nguyên nhân trên thì ở Việt Nam, biến đổi khí hậu còn do:

    - Kỹ thuật chăn nuôi hạn chế, chưa xử lý xả thải triệt để

    - Canh tác lạc hậu.

    - Chặt phá, đốt rừng làm thu hẹp diện tích rừng

    - Hoạt động sản xuất công nghiệp, xử lý các chất thải không đạt quy chuẩn ra môi trường

    - Đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa, đun nấu bằng các nguyên liệu thô.

    - Khói thải từ phương tiện giao thông, nhà máy xí nghiệp.

    - Sử dụng quá nhiều thiết bị làm lạnh.

    3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

    3.1. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người

    Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là những nhóm người như người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, những người có cơ địa yếu, bệnh hô hấp, tim mạch.

    3.2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế

    Lũ lụt phá hủy nhiều công trình, hòa màu, làm nước và đất bị biển đổi thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.

    Chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nền kinh tế bị hao hụt.

    Giá cả leo thang, hàng hóa khan hiếm, mất đi nguồn thu từ du lịch và công nghiệp.

    3.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp

    Lũ lụt làm mất hoa màu, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặt giảm năng suất. Nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

    Hạn hán kéo dài gây mất mùa.

    3.4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng

    Hiện tượng cháy rừng tăng cao do sự nóng lên của trái đất.

    Nạn chặt phá rừng khiến đất bị xâm lấn, thu hẹp diện tích canh tách.

    Đe dọa đời sống, tính mạng của các sinh vật tự nhiên và các động thực vật quý hiếm.

    3.5. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước

    Gây ô nhiễm nguồn nước, nước sạch trở nên khan hiếm, nước ngầm suy giảm, nước bị nhiễm mặn, phèn.

    Tài nguyên nước cạn kiệt, biến đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

    Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia

    Sự biến đổi khí hậu kéo theo muôn vàn khó khăn: lương thực khan hiếm, giá cả leo thang dẫn đến nhiều xung đột, tranh chấp giữa các vùng lãnh thổ.

    3.6. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp

    Tại Việt Nam có khoảng 460 nghìn ngư dân, 100 nghìn người làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, hơn 2 triệu người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Vì thế, biến đổi khí hậu xảy ra thì ngành ngư nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Trước những nguy cơ liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”. Trong đó, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như phải nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững.

    Để định hướng của Chính phủ đạt hiệu quả, giữa các bộ, ngành cần có sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra kế hoạch đồng bộ để tích hợp rủi ro và các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách và thông tư hướng dẫn phải được bộ, ngành phối hợp nhịp nhàng, tránh chồng chéo trong thực hiện chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế xử phạt đối với các hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là bổ sung nguồn lực tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu, đo đạc, đánh giá về những thay đổi của hệ thống khí hậu.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline

    0978.17.17.610979.389.200